Tin tức

BIẾN ĐỘNG| NGUỒN CUNG KHAN HIẾM – GIÁ GIẤY TĂNG MẠNH

giay kraft la gi? quy trinh lam

Đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và chưa được kiểm soát hoàn toàn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trên toàn thế giới. Đối với ngành giấy cũng không ngoại lệ, nguồn cung khan hiếm dẫn đến giá giấy tăng vọt

1: Tiếp tục gia tăng nhu cầu về giấy.

Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử.

COVID đã tạo ra sự thay đổi to lớn đối với đời sống kinh tế – xã hội không chỉ riêng Việt Nam mà trên toàn cầu. Hàng loạt công ty phải làm việc từ xa dẫn tới nhu cầu và thói quen của người dùng thay đổi, thúc đẩy sự bùng nổ kinh doanh thương mại điện tử. Từ đó kéo theo sự tăng trưởng mạnh về nhu cầu sử dụng bao bì đóng gói hàng hóa, in ấn và quảng bá hình ảnh, thương hiệu…

Đẩy mạnh xu hướng bảo vệ môi trường.

Ngày nay, người dùng quan tâm nhiều hơn tới nhu cầu sức khỏe và bảo vệ môi trường, đó cũng là khi xu hướng sử dụng các sản phẩm từ giấy gia tăng nhằm hạn chế rác thải nhựa. Đặc biệt, đối với ngày thực phẩm, kinh doanh đồ ăn nhanh, bánh mì thì bao bì giấy đựng thực phẩm đã được thay thế hoàn toàn cho túi nilon

2: Nguồn cung không đủ cầu.

Ngành sản xuất bao bì giấy trong nước đang phát triển mạnh mẽ, nhưng so với nhu cầu sử dụng thì nguồn cung cấp bột giấy trong nước cũng chỉ đáp ứng được 35%. Đó cũng là lý do dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguồn cung, chưa thể đáp ứng đủ cho sản xuất.

Tại Việt Nam, năng lực sản xuất bột giấy còn rất nhiều hạn chế về trình độ công nghệ cũng như về công suất, trang thiết bị. Đa phần các doanh nghiệp phải sử dụng nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc.

Nguồn giấy tái chế khan hiếm

Trước tình trạng dịch bệnh kéo dài khiến cho năng lực thu gom giấy tái chế trên toàn thế giới bị hạn chế, làm cho nguồn cung ứng nguyên vật liệu dần bị thu hẹp.

Chính sách cấm nhập khẩu bột giấy phế liệu vào Trung Quốc chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2021. Các doanh nghiệp bản địa bị siết chặt với chính sách bảo vệ môi trường càng làm cho nguồn cung cấp giấy trở nên hạn hẹp

Nhu cầu nội địa tăng cao

Nhu cầu nội địa tại các nước đang dần hồi phục lại sau thời gian dài bị đình trệ. Nguồn cung cấp sản phẩm xuất khẩu giảm đáng kể khi các nhà máy nội địa đang tập trung sản xuất cho nhu cầu trong nước.

Thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng với rừng.

Hiện tượng cháy rừng đang diễn ra trên diện rộng trong thời gian gần đây. Khiến nguồn cung cấp bột giấy trên thị trường thế giới cũng giảm sút rõ rệt.

3. Bước vào đầu năm 2021 giá giấy tăng mạnh.

Giá nguyên liệu tái chế tăng

Do gặp khó khăn trong hoạt động thu gom giấy, giảm sút nguồn nguyên liệu đầu vào mà giá nguyên liệu OCC tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc đều tăng mạnh.

Chi phí vận chuyển tăng

Các cửa khẩu giao thương siết chặt hơn tại các tỉnh phía bắc do tình hình dịch bệnh từ virus Corona diễn biến phức tạp. Ở nhiều cửa khẩu, chính quyền tại các tỉnh biên giới siết chặt kiểm soát, tạm ngừng thông thương. Thời gian kiểm dịch, cách ly kéo dài gây ra sự chậm trễ nguồn cung và phát sinh thêm nhiều chi phí.

Trong 3 tháng gần đây, việc gia tăng chi phí vận chuyển cùng với thiếu hụt nguyên liệu OCC kéo theo rất nhiều loại chi phí khác khiến cho giá giấy đột nhiên tăng mạnh. Tại nhiều quốc gia, cho dù giá cả tăng cao nhưng vẫn xảy ra tình trạng thiếu hàng, khan hiếm nguồn nguyên liệu.

Tiếp tục tăng giá giấy

Các nhà cung ứng giấy đã liên tục điều chỉnh giá tăng 500.000đ-700.000đ/tấn. Vào các tháng tới đây, giá giấy bột thông báo sẽ tiếp tục tăng ít nhất 6%. Trước áp lực chi phí không ngừng tăng lên, các công ty sản xuất giấy bắt buộc phải tăng giá thành phẩm. Dự kiến, trong thời gian tới giá giấy vẫn còn ở ngưỡng cao.